Tổng hợp Các nghi thức đám tang của người Việt khi có người qua đời
Không ai tránh khỏi sự chết, và để chuẩn bị cho tang lễ chúng tôi Tổng hợp Các nghi thức đám tang của người Việt khi có người qua đời
Lập bàn thờ viếng người mất
Trước lúc khâm liệm thì người ta lập một bàn thờ viếng ở trước cửa. Đặt bàn thờ viếng phía trước linh cữu và giữa linh tọa có bài vị ghi rõ họ tên đặt vào ảnh của người chết. Với người công giáo sẽ ghi là: Linh hồn và tên người mất. ( Giuse - Lê Xuân A), hai bên ảnh có đèn nến phía trước đặt bát nhang.
Hạ tịch đối với người theo đạo phật
Hạ tịch là nghi thức tiến hành đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất trong một chốc rồi lại đưa lên luôn với ngụ ý là người được đất sinh ra sẽ trở về với đất và hy vọng sẽ hoàn sinh khí cho người đã mất. Nghi thức này có thể bỏ qua và ít người làm theo các nghi thức này.
Viêt Cáo phó
Trong phong tục tang ma của người Việt không thể thiếu nghi thức cáo phó là tờ thông báo tang lễ được đặt trước cổng tang gia hoặc đầu đường vào nhà hay gửi đến từng nhà người thân thích với mục đích thông báo. Trên tờ cáo phó ghi rõ thông tin người chết, ngày sinh và ngày mất, chi tiết về tang lễ như thời gian, địa điểm làm lễ nhập quan và di quan…
Tại Việt Nam có 2 mẫu cáo phó đó là cáo phó cho người công giáo và cáo phó với người lương dân theo đạo phật hoặc không theo đạo nào.
xem thêm Tổng hợp 99 mẫu cáo phó đám tang khi có người mất
Khâm liệm và nhập quan
Trong Các nghi thức đám tang thì đây cũng là lúc xúc động, khi người mất được đưa vào quan tài
Với người Công Giáo trước khi nhập quan thì sẽ có nghi thức cầu nguyện và đọc kinh cầu cho linh hồn người mất.
Tiến hành khâm liệm trước khi nhập quan thì người mất được thay quần áo sạch, gọn gàng, hoặc có thể trang điểm để gương mặt không bị mất màu. Sau đó nhập quan được làm sau khi liệm xong, người thân đứng xung quanh quan tài, nâng người chết bằng bốn góc của tấm vải tạ quan rồi đặt vào quan tài.
Với người là Nương dân và đạo phật thì Trên quan tài đặt 1 chén cơm bên trên có cắm 1 đôi đũa và 1 quả trứng gà luộc.
Với người Công Giáo thì trên quan tài đặt cây THÁNH GIÁ và nến, có thể trang trí quan tài với hoa nến tuỳ theo vùng miền và điều kiện từng nhà
Dịch vụ đặt hoa chia buồn giao hoa toàn quốc
Trong Các nghi thức đám tang thì đây là nghi thức khá xúc động, bởi họ được đưa vào quan tài, và người thân biết rằng chẳng mấy chốc họ sẽ không còn nhìn thấy người mình thương yêu nữa.
Phúng Viếng trong tang lễ
Trong phong tục tang ma của người Việt không thể thiếu phúng viếng. Phúng viếng là hình thức thăm hỏi gia đình người vừa mất giúp đỡ bằng tiền bạc, vòng hoa tang lễ, nhang đèn... Khách đến phúng viếng cần vái lạy người chết và tang gia lạy trả một nửa số vái.
Hiện nay, trong tang lễ một số gia đình không nhận tiền phúng điếu và có ghi rõ trên tờ cáo phó. Vậy để tỏ lòng thành kính đối với người đã khuất bạn có thể đi phúng điếu bằng vòng hoa chia buồn vừa thể hiện sự thiêng liêng và cao cả, vừa giảm bớt không khí u sầu, đau thương.
Thổi kèn giải, kèn đồng trong tang lễ
Với người công giáo thì ở một số xứ họ thì các đội kèn vừa phục vụ nhà thờ và vừa phục vụ người mất trong họ. Với các đám tang thì ban nhạc được đến để thổi kèn với những bài hát về người quá cố hoặc những bài cầu cho linh hồn người quá cố.
Với người ngoài công giáo thì mọi người mời các đội kèn giải đến nhà để thổi. Hoặc tại các nhà tang lễ có sử dụng nhạc sẵn mỗi khi có người lên thắp hương từ giã người mất.
Di quan
Di quan là di chuyển quan tài từ nơi khâm liệm đến một nơi khác để chờ chôn hoặc từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất.
Với người Công Giáo thì di quan sẽ là lúc đưa quan tài tới nhà thờ để làm lễ và cầu nguyện cho người mới qua đời. Đây là lần cuối họ được tới nhà thờ
Chôn cất người chết
Sẽ không có lúc nào đau buồn hơn lúc này, khi nhìn thấy người thân của mình bị chôn xuống đất, dẫu rằng con người từ bụi đất mà ra. Và không ai không lặp lại hành trình ấy
Ngày nay chúng ta có dịch vụ hoả táng, người mất có thể được đưa đi hoảng táng sau đó được chôn cất tại nghĩa trang.
Chung thất
Phong tục tang ma của người Việt không thể thiếu tuần chung thất gọi tắt là 49 ngày phong tục này thường áp dụng cho người theo đạo Phật. Trong thời gian sau tang lễ gia chủ cúng cơm đều đặn cho người mất và được bao nhiêu tuần gia chủ cần làm lễ thất bấy nhiêu tuần, cho đến tuần thứ 7 cần làm lễ chung thất và ngừng cúng cơm.
Với người Công Giáo thì đọc kinh và cầu nguyện hằng ngày. Và tuỳ theo từng nơi và từng gia đình việc đọc kinh tại tư gia và tại nhà thờ sẽ có sự khác nhau.
Giỗ đầu sau đám tang
Sau khi mất được 1 năm âm lịch, gia đình sẽ tổ chức giỗ đầu để tưởng nhớ đến người đã khuất. Đây cũng là thời gian để con cháu quây quần và ôn lại những ngày đã qua, và nhắc nhở ai cũng sẽ đến ngày mất, vì vậy cùng cầu nguyện cho người mất và sống tốt hơn
Mãn tang
Trong nghi thức đám tang thì mãn tang chính là kết thúc, sau khi mất được 3 năm thì gia chủ làm lễ hết tang hoặc là giỗ mãn tang.
xem thêm 99+ Ảnh vòng hoa tang lễ đẹp cho khách và các shop hoa tham khảo
Tại shop hoa chúng tôi còn nhiều mẫu hoa và nhiều tông màu khác nhau, Xem tại đây để nhận được nhiều ƯU ĐÃI với chính sách giảm giá và những khuyến mãi lớn trong dịp này
Hotline: 0988 903 205 – 0981 999 002